Tìm hiểu phương pháp xạ trị ung thư

Ung thư tủy xương: những nhóm nguy cơ mắc bệnh
27/07/2021
Phương pháp phẫu thuật ung thư
28/07/2021
Ung thư tủy xương: những nhóm nguy cơ mắc bệnh
27/07/2021
Phương pháp phẫu thuật ung thư
28/07/2021

Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư hiện đại, được sự dụng phổ biến để kìm hãm sự phát triển của các khối u ác tính. Đây là một phương pháp điều trị khá tốn kém và phức tạp, đồng thời nó cũng mang đến một số tác dụng phụ khiến người bệnh khó chịu.

Xạ trị là gì?

Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư. Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… để tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư.
Xạ trị có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như: phẫu thuật, hóa trị. Trên thực tế, có những loại thuốc làm tế bào ung thư trở nên nhạy với bức xạ hơn, nhờ đó giúp phương pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn.
Có nhiều cách khác nhau để điều trị bằng tia xạ: xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.

Bệnh ung thư nào được chỉ định điều trị bằng phương pháp xạ trị?

Mục tiêu của phương pháp xạ trị là điều trị khỏi, kiểm soát hoặc giảm nhẹ bệnh ung thư.

Với các trường hợp có khối u to, bệnh nhân cần được xạ trị trước để làm nhỏ khối u. Hoặc xạ trị sau phẩu thuật nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Bên cạnh đó, phương pháp xạ trị ung thư còn áp dụng cho mục đích để loại bỏ các triệu chứng chảy máu hay tắc các cơ quan nội tạng.

Thông thường, xạ trị ung thư ở giai đoạn đầu, giai đoạn 1, 2, đầu giai đoạn 3 có thể có mục tiêu là chữa khỏi ung thư. Ở ung thư giai đoạn sau giai đoạn 3, giai đoạn 4 (giai đoạn cuối) mục tiêu của xạ trị thường là kiểm soát và giảm nhẹ bệnh.

Xạ trị thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng cho một số bệnh ung thư sau:

  • Ung thư vòm họng
  • Ung thư gan
  • Ung thư phổi
  • Ung thư máu
  • Ung thư tiền liệt tuyến
  • Ung thư xương
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư trực tràng
  • Ung thư tuyến giáp
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư thực quản
  • Ung thư trực tràng

Bệnh ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư cổ tử cung…  có thể điều trị bằng phương pháp xạ trị ung thư giai đoạn sớm. Hoặc các u bướu được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể xạ trị mà không cần phẫu thuật.

Bênh cạnh đó, với những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, áp dụng phương pháp này cho việc giảm các cơn đau, ngăn chặn sự hình thành các tế bào mới. Và trong điều kiện bệnh nhân hồi phục tốt thì cơ hội khỏi bệnh vẫn rất cao. Ví dụ như ung thư vú điều trị bằng xạ trị thì cơ hội sống rất lớn cho người bệnh.

Các phương pháp xạ trị

Có hai loại xạ trị chính là xạ trị chùm tia bên ngoài và xạ trị bên trong. Để lựa chọn phương pháp xạ trị cần dựa trên nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Loại ung thư
  • Kích thước của khối u
  • Vị trí khối u trong cơ thể
  • Khoảng cách của khối u với những cơ quan lành lân cận.
  • Tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh án của bệnh nhân
  • Các phương pháp điều trị ung thư khác đang áp dụng
  • Tuổi tác của người bệnh và một số yếu tố khác

Xạ trị chùm tia bên ngoài

Xạ trị chùm tia bên ngoài là phương pháp xạ trị mà phát ra chùm tia phóng xạ từ bên ngoài cơ thể bệnh nhân đi đến khối bướu nằm trong cơ thể người bênh. Thông thường người bệnh sẽ nằm cố định trên bàn xạ, có thể dùng các dụng cụ cố định để đảm bảo sự cố định của BN khi máy đang phát tia. Máy xạ sẽ di chuyển xung quanh vị trí người bệnh. Một số máy xạ hiện đại, máy sẽ cùng lúc phát tia trong lúc đang di chuyển để tối ưu hóa sự phân bố liều, và tiết kiệm thời gian bệnh nhân điều trị.

Xạ trị áp sát

Xạ trị áp sát: hay còn gọi là xạ trị trong, cận xạ trị là liệu pháp điều trị bằng cách đưa một nguồn phóng xạ, có thể là rắn hoặc lỏng, vào bên trong cơ thể người bệnh để đến gần vị trí bướu cần xạ.

  • Nguồn rắn:

Nguồn phóng xạ ở các dạng ống, kim, sợi, hạt nhỏ hoặc phiến mỏng được đặt vào gần khối u hoặc xuyên vào mô bướu đặt vào bên trong khối bướu. Tương tự như xạ trị chùm tia bên ngoài, đây là phương pháp điều trị tại chỗ và chỉ tác động đến một bộ phận nhất định của cơ thể bệnh nhân.

  • Nguồn lỏng:

Hình thức xạ trị bên trong với nguồn phóng xạ lỏng được gọi là liệu pháp dược phóng xạ và có ảnh hưởng toàn thân. Lý do là bởi vì bức xạ điều trị sẽ di chuyển trong máu đến các mô trên khắp cơ thể người bệnh với nhiệm vụ tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư. Người bệnh được xạ trị toàn thân bằng cách nuốt, truyền qua đường tĩnh mạch IV hoặc tiêm nguồn phóng xạ lỏng vào trong cơ thể. Sau đó, bệnh nhân sẽ thải ra bức xạ qua nước tiểu, mồ hôi và nước bọt trong một thời gian.

Tác dụng của xạ trị ung thư 

Hầu hết các loại xạ trị không thể tiếp cận tất cả các bộ phận của cơ thể, điều đó có nghĩa là chúng không có hiệu quả nhiều trong việc điều trị ung thư đã lan rộng trong cơ thể. Tuy nhiên, xạ trị có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác. Dưới đây là một số tác dụng của  xạ trị có thể được sử dụng:

* Để chữa lành hoặc thu nhỏ khối u trong giai đoạn đầu

Một số bệnh ung thư rất nhạy cảm với tia xạ, do vậy xạ trị có thể được sử dụng trong những trường hợp này để làm cho ung thư co lại hoặc biến mất hoàn toàn. Đối với một số bệnh ung thư, xạ trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u (đây được gọi là liệu pháp trước phẫu thuật) hoặc sau phẫu thuật để giúp ung thư không quay trở lại (gọi là liệu pháp bổ trợ).

Đối với một số bệnh ung thư có thể được chữa khỏi bằng xạ trị hoặc phẫu thuật, xạ trị có thể là phương pháp điều trị ưu tiên. Điều này là do bức xạ có thể gây ra ít tổn hại hơn và các cơ quan trong cơ thể có thể có nhiều khả năng hoạt động trở lại sau khi điều trị.

Đối với một số loại ung thư, xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng cùng nhau. Một số loại thuốc hóa học (được gọi là chất phóng xạ) giúp bức xạ hoạt động tốt hơn bằng cách làm cho các tế bào ung thư nhạy cảm hơn với bức xạ. Hạn chế của việc hóa trị và xạ trị kết hoepjvới nhau là tác dụng phụ thường trầm trọng hơn.

* Để ngăn chặn ung thư quay trở lại (tái phát)

Ung thư có thể lây lan đến các bộ phận khác trong cơ thể. Các bác sĩ thường cho rằng một vài tế bào ung thư có thể đã lan rộng ngay cả khi chúng không được nhìn thấy trên các hình ảnh quét như CT hoặc MRI. Trong một số trường hợp, khu vực ung thư lan rộng có thể được điều trị bằng xạ trị để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào trước khi chúng phát triển thành khối u.

Ví dụ, những người mắc một số loại ung thư phổi có thể tiến hành xạ trị để phòng ngừa (dự phòng) đầu tiên vì loại ung thư phổi của họ thường lan đến não. Đôi khi, xạ trị để ngăn ngừa ung thư di căn có thể được thực hiện cùng lúc xạ trị để điều trị để điều trị ung thư hiện có.

* Điều trị các triệu chứng gây ra bởi ung thư tiến triển

Đôi khi ung thư đã lan quá rộng khó chữa khỏi nhưng một số khối u này vẫn có thể được điều trị để thu nhỏ kích thước để người bệnh có thể cảm thấy tốt hơn. Xạ trị có thể giúp giảm các triệu chứng như đau, khó nuốt hoặc thở hoặc tắc ruột do ung thư tiến triển (di căn) gây ra.

* Để điều trị ung thư tái phát

Nếu ung thư quay trở lại (tái phát), bức xạ có thể được sử dụng để điều trị ung thư hoặc điều trị các triệu chứng do ung thư tiến triển. Việc xạ trị sẽ được sử dụng sau khi tái phát hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Ví dụ, nếu ung thư đã quay trở lại ở một bộ phận của cơ thể đã được điều trị bằng phóng xạ thì có thể không tiến hành xạ trị tại nơi đó. Điều này phụ thuộc vào lượng bức xạ đã được sử dụng trước đó. Trong các trường hợp khác, một số khối u không đáp ứng tốt với bức xạ và đối với những bệnh ung thư này bức xạ có thể không được sử dụng để điều trị tái phát.

Quy trình xạ trị ung thư

Quá trình thực hiện xạ trị ung thư, bệnh nhân thường trải qua các bước cơ bản sau:

  • Thăm khám lần đầu: Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, phân tích các kết quả xét nghiệm, x quang, ct để chẩn đoán về diễn biến, giai đoạn bệnh… để đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Chụp CT mô phỏng: Với mục đích để quét khu vực cần được xạ trị
  • Lên kế hoạch xạ trị: Bác sĩ sẽ lên kế hoạch chi tiết về liều lượng, phương pháp, thời gian xạ trị phù hợp cho bệnh nhân
  • Tiến hành xạ trị buổi đầu tiên:Thông qua việc xạ trị buổi đầu tiên, bác sĩ sẽ theo dõi về sự đáp ứng, phản ứng cơ thể của bệnh nhân… để có sự điều chỉnh cần thiết trong lộ trình xạ trị của bệnh nhân
  • Xạ trị theo phác đồ: Thời gian có thể kéo dài vài tuần, trong thời gian này bác sĩ sẽ liên tục theo dõi, để có điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời cho bệnh nhân
  • Kiểm tra, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân.

Một số tác dụng phụ trong xạ trị?

Bệnh nhân có thể gặp tác dụng phụ phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u.

Tác dụng phụ cấp tính:

  • Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn (khi hóa xạ trị đồng thời).
  • Viêm da vùng xạ trị.
  • Viêm phổi do tia xạ (xạ trị vùng ngực).
  • Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu (khi hóa xạ đồng thời).
  • Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó ( xạ trị vùng đầu-cổ- ngực).
  • Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang (xạ trị vùng bụng-chậu).

Tác dụng phụ muộn (sau khi kết thúc xạ trị vài tháng đến vài năm)

  • Teo da, hoại tử da vùng xạ trị
  • Khô miệng, khít hàm (xạ trị vùng đầu cổ)
  • Xơ phổi (xạ trị vùng ngực)
  • Viêm, dính ruột (xạ trị vùng bụng-chậu)
  • Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát…( hiếm gặp)

Bệnh nhân xạ trị có cần cách ly với những người xung quanh

Bệnh nhân xạ trị có thể được chia làm hai nhóm:
– Nhóm 1: Bệnh nhân điều trị tia xạ ngoài. Những bệnh nhân nhóm này không phải là nguồn bức xạ nên không cần cách ly với những người xung quanh
– Nhóm 2: Bệnh nhân điều trị xạ trị áp sát hoặc sử dụng thuốc phóng xạ qua đường uống, tiêm. Những bệnh nhân nhóm này là nguồn phóng xạ, cần phải cách ly với những người xung quanh. Thông thường những bệnh nhân này phải cách ly một thời gian tại bệnh viện và chỉ được xuất viện khi đã được đánh giá là an toàn cho những người tiếp xúc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần cách ly với bệnh nhân trong thời gian lâu hơn.

Sự khác biệt về liều bức xạ của điều trị xạ trị so với chụp chẩn đoán

Trong điều trị xạ trị, liều bức xạ tới khối u lớn hơn vài nghìn lần so với liều mà một bệnh nhân nhận trong chụp X-quang chẩn đoán.

Xạ trị có phải là phương pháp an toàn và hiệu quả?

Xạ trị là một phương pháp điều trị tốt, an toàn và hiệu quả. Mỗi năm, có hàng triệu bệnh nhân được điều trị xạ trị để chữa trị và kiểm soát các triệu chứng của bệnh ung thư. Bên cạnh đó, một số bệnh lành tính cũng có chỉ định xạ trị. Tuy nhiên, giống như các các phương pháp điều trị ung thư khác, xạ trị cũng có những tác dụng phụ không mong muốn.

Ai nên sử dụng Cây An Xoa?

  • Người mắc các bệnh về gan như nóng gan, men gan cao, viêm gan B, C, xơ gan, ung thư gan…
  • Người hay uống nhiều bia rượu, dùng thức ăn nhiều dầu mỡ…
  • Người muốn thanh lọc, giải độc, làm mát và tăng cường chức năng gan
  • Người muốn giảm cân, giảm béo bụng

Lưu ý: Khách hàng khi mua cây an xoa cần lưu ý hiện nay có một số địa điểm đã dùng một loại cây rất giống với cây an xoa làm giả  cây an xoa và bán với giá rẻ nhằm thu hút khách hàng, chính vì vậy cần thận trọng khi mua cây an xoa.

CÂY AN XOA  KHÔ ĐÃ ĐÓNG GÓI

Giá: 120.000 VND/ kg

Mua 5kg TẶNG 1kg

Thông tin liên hệ

Gấu Trúc Đỏ

Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM

Hotline: 0925.500.600 hoặc 0923.010.989 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680

seo
seo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *