Những câu hỏi về bệnh ung thư máu

Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy
21/12/2021
Rối loạn chức năng gan
23/12/2021
Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy
21/12/2021
Rối loạn chức năng gan
23/12/2021

Ung thư máu là loại ung thư cực kỳ phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều người lo lắng, không biết ung thư máu có di truyền không? Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Bệnh ung thư máu có di truyền không?

Mặc dù hai yếu tố nguy cơ chính của bệnh ung thư máu là di truyền và môi trường xung quanh, nhưng vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào xác nhận ung thư máu có di truyền. Theo các bác sĩ, hầu hết trường hợp ung thư máu là không di truyền. Tuy nhiên, một số vấn đề về đột biến gen di truyền hoặc các tình trạng sức khỏe liên quan đến di truyền có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu, như hội chứng Li-fraumeni, hội chứng down, hội chứng Noonan, U sợi thần kinh loại I, suy giảm hệ miễn dịch…

Tuy vậy, bạn cũng không nên quá lo lắng vì nhiều người mang trong mình các yếu tố nguy cơ nhưng không phát triển bệnh. Ngược lại, một số người lại mắc ung thư máu dù không có bất cứ yếu tố nguy cơ nào. Tốt nhất, bạn nên có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục đều đặn và tầm soát ung thư định kỳ để phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Bạn có thể xem thêm: 6 dấu hiệu bệnh bạch cầu mà mọi phụ nữ nên biết

Ung thư máu có lây không?

Bên cạnh vấn đề “Ung thư máu có di truyền không?”, nhiều người còn thắc mắc “ung thư máu có lây không” vì đây là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây tử vong. Theo các chuyên gia, ung thư máu không lây truyền từ người sang người. Chỉ những bệnh do virus gây ra mới có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, quan hệ tình dục…

Vì vậy, bạn và người thân có thể yên tâm nói chuyện và tiếp xúc mà không lo bị lây nhiễm nhé.

Đối tượng nào dễ mắc bệnh bạch cầu?

Bệnh bạch cầu có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Bệnh không phân biệt ngành nghề, giới tính hay độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn từ 50 tuổi trở lên là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những yếu tố khác có nguy cơ cao khiến bạn mắc bệnh bạch cầu bao gồm: môi trường sống hoặc làm việc có nhiều hóa chất độc hại, hút thuốc lá, thường xuyên dùng thuốc nhuộm tóc…

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu

Bên cạnh di truyền, một số yếu tố khác cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc ung thư máu, bao gồm:

  • Nhiễm phóng xạ: nếu bạn phơi nhiễm một lượng lớn phóng xạ trong thời gian dài sẽ có nguy cơ rất cao mắc ung thư máu. Đặc biệt, những người làm việc trong nhà máy năng lượng hạt nhân hoặc chế tạo linh kiện điện tử rất dễ bị nhiễm phóng xạ nếu không được trang bị đồ bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn.
  • Hút thuốc: nhiều người cho rằng hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư miệng. Tuy nhiên, thuốc lá còn là yếu tố góp phần gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư máu.
  • Tiếp xúc với hóa chất: bạn sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư máu nếu tiếp xúc với hóa chất như benzen. Benzen thường dùng trong ngành công nghiệp cao su, nhà máy lọc dầu, hóa chất, sản xuất giày và các ngành công nghiệp liên quan đến xăng.
  • Từng điều trị ung thư: các phương pháp điều trị chính cho ung thư là hóa trị và xạ trị cũng có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc ung thư máu. Tuy nhiên, tỷ lệ người mắc ung thư máu sau khi điều trị ung thư là rất ít.
  • Rối loạn máu: một số bệnh rối loạn máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư máu, chẳng hạn như myeloproliferative mạn tính (tình trạng khiến các tế bào máu phát triển nhanh và bất thường, cơ thể bắt đầu sinh ra quá nhiều hồng cầu), tăng tiểu cầu thiết yếu (cơ thể sản xuất quá nhiều tiểu cầu trong máu) và myelofibrosis tự phát (rối loạn tủy xương).

Bệnh nhân cần chuẩn bị những gì trước khi chữa bệnh bạch cầu?

Ngay khi thấy cơ thể mình có những dấu hiệu bất ổn, bạn cần gặp bác sĩ để xác định đúng nguyên nhân gây ra triệu chứng. Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh bạch cầu, bạn hãy chia sẻ điều này với bác sĩ để họ có thêm dữ liệu kiểm tra triệu chứng lâm sàng của bạn.

Để quá trình thăm khám diễn ra suôn sẻ và bạn được giải đáp thỏa đáng các thắc mắc về tình trạng sức khỏe của mình, bạn hãy:

  • Viết ra giấy những triệu chứng mình gặp phải. Chúng bao gồm những triệu chứng có vẻ không liên quan đến bệnh bạch cầu để cung cấp thông tin chi tiết cho bác sĩ khi khám bệnh.
  • Lập danh sách tất cả các loại thuốc, thực phẩm chức năng, vitamin bạn đang dùng để thông báo đầy đủ cho bác sĩ.
  • Nhờ một người đủ khả năng hỗ trợ bạn trong những trường hợp cần thiết đi cùng. Người đó có thể là bạn bè hoặc người thân trong gia đình.

xem thêm

Ngoài ra bệnh nhân ung thư có thể sử dụng thêm sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị ung thư như thuốc fucoidan hay xáo tam phân Khánh Hòa

Giá sản phẩm xáo tam phân Khánh Hòa (đã phơi khô):

xao tam phan
Rễ Xáo Tam Phân (Xắt Lát)

Giá: 900.000 VND/kg

 

xao tam phan nguyen re
Rễ Xáo tam phân               

Giá: 800.000 VND/kg

Liên hệ:

vuon cuc phuong 100

Địa Chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM

Hotline: 0923 010 989 – Ms. Phương

seo
seo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *